Chị N.T.H (28 tuổi, ngụ Thừa Thiên-Huế) vừa nhập viện cấp cứu trong tình trạng khó thở, phù phổi cấp, bí tiểu, nôn nhiều, tức ngực... sau khi tắm trắng ở thẩm mỹ viện.
Không thể hồi phục
Theo người nhà chị H., sau 2 giờ bôi kem tắm trắng toàn thân, H. thấy người choáng váng và mệt. Trên đường về nhà, H. lả đi nên được người thân đưa đi cấp cứu. Bác sĩ điều trị cho biết với tiền sử mắc bệnh tim bẩm sinh của chị H., chỉ cấp cứu chậm khoảng 30 phút thì rất dễ tử vong.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên suýt mất mạng vì tắm trắng siêu tốc. Trước đó, em Nguyễn Ngọc B. (ngụ Đồng Tháp) tử vong ít giờ sau khi thoa thuốc tắm trắng tại nhà. Khi được gia đình đưa đến bệnh viện thì lớp da trên ngực và tay của B. bong ra, có dấu hiệu nhiễm trùng nặng.
Tắm trắng tiềm ẩn nhiều rủi ro
Theo các chuyên gia da liễu dịch vụ tắm trắng ở nước ta ngày càng phổ biến. “Có những trường hợp da đang rất khỏe nhưng chỉ sau một vài lần tắm trắng là phỏng, phồng rộp, ngứa rát, sau đó thì sạm đen, thậm chí kích ứng tới mức mưng mủ, lở loét”,
Các chuyên gia cảnh báo: "Điều trị hậu quả của việc tắm trắng không đúng cách đôi khi rất mất thời gian mà nhiều trường hợp vẫn không thể hồi phục như ban đầu".
Nguy cơ ung thư da
Công nghệ tắm trắng được quảng cáo phổ biến hiện nay là sử dụng các thảo dược quý hoặc thuốc bắc, vỏ ngọc trai, sữa non, mật ong, nano, vàng… Thế nhưng, theo các chuyên gia da liễu, thực tế không có công nghệ nào được gọi là tắm trắng.
“Các loại kem tắm trắng chủ yếu lột, tẩy lớp tế bào biểu bì trên cùng bị già hóa, đen hoặc sạm màu do tác động của môi trường trong khi thực tế chưa đến tuổi già hóa. Khi đó, lớp da bên trong còn non nên nhìn có vẻ trắng, mịn màng nhưng nguy hiểm vì dễ mất khả năng bảo vệ tự nhiên và nhạy cảm với bức xạ mặt trời, dễ tổn thương. Đây là cách làm trắng da phản khoa học và vô cùng mạo hiểm”, các chuyên gia nhắc nhở.
Một số bác sĩ da liễu cũng cảnh báo rằng với phương pháp làm đẹp bằng tắm trắng siêu tốc, vô tình chúng ta tự bóc đi lớp sừng bảo vệ da khiến các tế bào non phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường, ánh nắng, tia cực tím nên sẽ dễ mắc các bệnh về da, trong đó có ung thư.
Hơn nữa, hầu hết sản phẩm kem tắm trắng trên thị trường là kem tự trộn, bán theo cân, nguồn gốc không rõ ràng. Thậm chí, một số cơ sở còn sử dụng các loại kem làm trắng trộn corticoid làm cho da trắng sáng, mịn màng tức thời nhưng lâu dài sẽ gây giãn mạch máu, mỏng da, viêm nang lông có thể dẫn đến giữ nước, suy thận, suy gan, nhiễm trùng huyết và tử vong.
Hiện có nhiều quảng cáo khẳng định “da sẽ trắng sáng sau một lần tắm trắng duy nhất” nhưng theo nhiều chuyên gia da liễu, màu da là do yếu tố di truyền và cấu trúc tự nhiên của gien nên các biện pháp làm trắng bên ngoài không thể thay đổi được màu sắc. Chăm sóc làn da từ bên trong bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý và bảo vệ đúng cách mới là biện pháp tốt nhất để hạn chế quá trình lão hóa da.
Ung thư da đang trẻ hóa
Các chuyên gia da liễu còn cảnh báo, một trong những lý do khiến tình trạng ung thư da không chỉ tăng về số lượng mà ngày càng có xu hướng trẻ hóa ở lứa tuổi 20-30 do lạm dụng mỹ phẩm, làm đẹp bằng cách kém an toàn như tắm trắng, lột da mặt… Trước đây, mỗi năm một bệnh viện lớn chỉ tiếp nhận một vài trường hợp ung thư da nhưng gần đây, số bệnh nhân đã lên tới hơn 100 ca/năm.
Ở nước ta, ung thư da đứng hàng thứ 8/10 loại ung thư thường gặp và hơn 90% các trường hợp ung thư da xuất hiện ở vùng da hở có tiếp xúc ánh nắng.
8.6 Sự thật về kem chống nhăn
Một nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu khoa Y ĐH Lavalđã phát hiện ra rằng các hợp chất sử dụng trong nhiều sản phẩm kem chống năng có thể gây phản ứng phụ có hại cho các tế bào da.
Một trong những thành phần không thể thiếu trong nhiều loại “thần dược trị nếp nhăn” là - DMAE (2-dimethylaminoethanol). Ngoài các sản phẩm chống nhăn DMAE còn được đưa vào nhiều loại mỹ phẩm, kem dưỡng, son môi, dầu gội, xà phòng, baby lotions và không ai dám chắc về cơ chế hoạt động trên da của chúng hiện nay.
Trưởng nhóm nghiên cứu Guillaume Morissette, Lucie Germain, and FranFois Marceau BS Marceau đã tiến hành các thử nghiệm và kết quả cho thấy DMAE có thể gây kích ứng các tế bào da ngay lập tức và tác động trên cả bề mặt lẫn sau trong tế bào. Sau khi bôi DMAE lên da, khả năng chuyển dưỡng của các tế bào chậm lại và khiến các nguyên bào sợi ngừng hoạt động và chết đi.
“Mặc dù DMAE có tác dụng tương tự như thuốc nhưng có dất ít những cứ liệu khoa học về tác dụng dược lý và các phản ứng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, chúng tôi không nói rằng DMAE gây nguy hại cho những người sử dụng chúng ở mức vừa phải nhưng rõ ràng, cần phải có những nghiên cứu sâu hơn để xác định xem liệu có hay không nguy cơ gây hại cho sức khỏe”, BS Marceau nhấn mạnh.
“Một số hợp chất trong mỹ phẩm có hoạt tính như dược lý và chúng có thể thẩm thấu qua da, vào máu và được lọc thải qua thận hay giữ lại trong tế bào, thậm chí là gan. Trong khi đó, việc kiểm soát mỹ phẩm lại không được chặt chẽ như các loại thuốc”, BS Marceau kết luận.
Theo Dân Trí